Trong xã hội hiện đại, phụ nữ không chỉ là người vợ, người mẹ, người nội trợ trong gia đình mà còn tham gia và giữ nhiều trọng trách trong mọi lĩnh vực khác của xã hội. Vì vậy vai trò của người phụ nữ rất quan trọng. Quan tâm chăm sóc sức khoẻ cho phụ nữ là nhiệm vụ của toàn xã hội, của ngành y tế nói chung và của từng gia đình, cá thể nói riêng.

Tại sao nên khám phụ khoa định kỳ?

Khi thấy vùng kín ngứa, có mùi, gây khó chịu, chị H. mới tá hỏa tới bác sĩ sản phụ khoa khám. Rất may, chị mới chỉ bị nhiễm nấm và có thể điều trị khỏi dứt điểm.

Chủ quan, không quan tâm tới vùng kín là "hội chứng mắc phải" của phụ nữ hiện đại. Quan điểm của chị em là không có bệnh thì không phải đi khám.

Nhưng trên thực tế, nhiều phụ nữ khi khám mới phát hiện mình bị viêm nhiễm đường sinh dục, có u xơ tử cung, ung thư tử cung... Vì vậy đừng chủ quan cho rằng không nhất thiết phải khám phụ khoa định kỳ. Bạn phải biết rằng, mỗi lần khám phụ khoa định kỳ, bệnh nhân và thầy thuốc chủ động việc phát hiện bệnh, như thế việc điều trị sẽ dễ dàng và không bị tốn kém.

Qua việc thăm khám phụ khoa, phụ nữ sẽ được khám kiểm tra cơ quan sinh dục ngoài (âm hộ, âm đạo, cổ tử cung) và cơ quan sinh dục trong (tử cung, tai vòi và buồng trứng). Từ việc khám phụ khoa, bác sĩ có thể phát hiện các dị dạng đường sinh dục có thể ảnh hưởng tới khả năng có thai (như tử cung hai sừng, tử cung có vách ngăn), các rối loạn chức năng của buồng trứng... Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm như: soi tươi, nhuộm và cấy huyết trắng, siêu âm, soi cổ tử cung và nhất là phết tế bào âm đạo Pap smear để chẩn đoán sớm bệnh lý ung thư cổ tử cung.

Dù không có triệu chứng gì thì bác sĩ cũng khuyên chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ ít nhất 1 lần/năm, còn đối với những người có tiền sử mắc bệnh phụ khoa thì 6 tháng/lần đi kiểm tra.

Chỉ khi thấy có các dấu hiệu triệu chứng điển hình thì phụ nữ mới đi khám bệnh, lúc đó bệnh đã tiến triển nặng, sẽ tốn kém công sức, tiền bạc mà đôi khi không mang lại hiệu quả điều trị cao vì bệnh phụ khoa dễ bị mắc lại.

Khám phụ khoa định kỳ: việc làm khoa học để phụ nữ bảo vệ sức khỏe và hạnh phúc gia đình

Siêu âm tuyến vú

Ung thư vú đã vượt qua ung thư cổ tử cung, trở thành loại ung thư hàng đầu ở nữ giới. Theo khuyến cáo của Hiệp hội chuyên gia ung bướu quốc tế, mỗi phụ nữ đến tuổi 50 cần siêu âm tuyến vú mỗi năm 1 lần để phát hiện bất kỳ vấn đề bất thường nào trước khi chúng trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu thấy đau hay phát hiện có u cục trong vú thì phải đến bệnh viện kiểm tra ngay. Nếu trong gia đình có người cùng huyết thống bị ung thư vú thì việc kiểm tra định kỳ nên bắt đầu từ năm 40 tuổi.

Siêu âm tuyến giáp

Bệnh lý tuyến giáp là một bệnh khá thường gặp, cứ 20 người lại có một người mắc phải, đặc biệt là nữ giới. Thống kê cho thấy cứ 14 phụ nữ thì có 1 người bị bệnh lý tuyến giáp ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời, nhất là trong khoảng 20-30 tuổi và trên 60 tuổi. Phụ nữ nên siêu âm tuyến giáp ít nhất 1 năm 1 lần để phát hiện những vấn đề bất thường của tuyến giáp, phát hiện và đo nang và khối u trong tuyến giáp cùng với những đặc điểm của nó. Đối với ung thư tuyến giáp, bác sĩ siêu âm sẽ đánh giá tình trạng di căn hạch kèm theo, nếu có.

Phết tế bào âm đạo, soi cổ tử cung

Ung thư tử cung, buồng trứng được coi là kẻ sát nhân thầm lặng vì bệnh này có thể ẩn mình trong nhiều năm mà không hề có triệu chứng và khi lộ diện y học không còn cách chữa trị. Không giống như nhiều bệnh ung thư khác, ung thư buồng trứng thường gặp ở người trẻ tuổi, càng lớn tuổi nguy cơ mắc bệnh lại giảm đi. Những phụ nữ đã có quan hệ tình dục và sinh đẻ nhiều lần nên soi cổ tử cung để phát hiện ung thư cổ tử cung hàng năm. Một xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung đơn giản có thể giúp bạn phát hiện rối loạn tế bào tiền ung thư cổ tử cung. Từ 21-30 tuổi, cần được khám và làm xét nghiệm phết tế bào mỗi năm 1 lần, bắt đầu từ năm 30 tuổi - ba năm một lần hoặc nhiều hơn, tuỳ thuộc vào tiền sử bệnh. Việc tiêm vacxin phòng ung thư cổ tử cung ở tuổi vị thành niên làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc ung thư tử cung và buồng trứng.

Xét nghiệm máu

Mức Cholesterol cao có thể thấy cả ở những người trong mạnh khoẻ và chỉ mới ở độ tuổi 20. Một khi đã có những chỉ xấu về cholesterol thì đưa nó về mức bình thường không dễ và đây là nguy cơ của bệnh xơ vữa động mạch và các bệnh tim mạch khác. Cholesterol nên được kiểm tra ít nhất 5 năm 1 lần. Sau 40 tuổi nên kiểm tra đường huyết mỗi năm một lần để phát hiện bệnh tiểu đường.

Đo loãng xương

Phụ nữ tiền mãn kinh nên đo mật độ xương định kỳ để thay đổi thói quen sinh hoạt cho phù hợp, như: phòng ngừa té ngã và tập thể dục; bổ sung can-xi, vitamin D vào khẩu phần ăn và nếu cần thì sử dụng các thuốc trị loãng xương để ngăn ngừa nguy cơ bị nứt gẫy xương

Khám phụ khoa định kỳ, chị em còn được tư vấn về sức khỏe sinh sản, về cách phòng tránh thai an toàn hiệu quả, cách giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi khuê phòng, phát hiện được những rối loạn về nội tiết, tâm lý... để từ đó có phương hướng điều trị.

Khám phụ khoa định kỳ trọn gói: xu hướng mới để tiết kiệm chi phí và thời gian cho chị em.

Để giúp kiểm tra toàn diện và bảo vệ sức khỏe sinh sản cho các chị em phụ nữ, chúng tôi đưa ra gói khám phụ khoa với danh mục các dịch vụ theo lời khuyên của các chuyên gia sản khoa.

STTNội dungÝ nghĩa
1

Khám phụ khoa

2

Soi cổ tử cung

Phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, tình trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới…
3

Soi tươi dịch âm đạo

Phát hiện các vi khuẩn nấm gây bệnh
4

Xét nghiệm tế bào âm đạo - Pap's smear

Phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, âm đạo
5

Siêu âm tuyến vú 4D

Phát hiện bệnh lý tuyến vú như ung thư, u hạch, xơ nang tuyến vú…
6

Siêu âm tuyến giáp 4D

Phát hiện bệnh lý tuyến giáp như cường giáp, bướu lành, bướu quái…
7

Siêu âm tử cung phần phụ

Phát hiện bệnh lý tử cung, buồng trứng
8

Xét nghiệm dấu ấn ung thư buồng trứng CA -125

Marker chẩn đoán sớm và theo dõi ung thư tử cung và buồng trứng  
9

Xét nghiệm dấu ấn ung thư Vú CA - 153

Marker chẩn đoán sớm và theo dõi ung thư vú 
10

Xét nghiệm Chlamydia

Tìm vi khuẩn có khả năng gây vô sinh và ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi 
Hợp tác với chương trình Sức khoẻ cho mọi người - VTV2 Dịch vụ khám sức khoẻ Dịch vụ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm tại nhà Đăng ký khám và chữa bệnh tại các bệnh viện Đăng ký làm xét nghiệm tại các bệnh viện Thẻ chăm sóc sức khoẻ